Du học sinh Việt Nam đang ở trong tâm bão đã tụ đứng ra làm chứng rằng cậu ấy “bị đối xử không khác gì động vật”. Trường Nhật ngữ ở thành phố Fukuoka nơi học sinh từng theo học đã bị chính quyền thu hồi giấy phép sau vụ án “trói buộc” này.
Đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội với giọng nói của giáo viên “không nói ra thì vẫn thế thôi” như đang thúc giục học sinh thừa nhận điều gì đó. Điều mà giáo viên mong muốn là gì, đến mức phải xâm phạm nhân quyền bằng các trói người đó bằng xích… Du học sinh bị quay ở trong video đã chia sẻ câu chuyện phía sau cho RKB.
Đi đến Nhật với mong muốn có việc làm nhưng lại bị “xâm phậm nhân quyền”
“Ha ha, không nói ra thì vẫn thế thôi. Nào. Hãy nói nhanh lên, nói nhanh nào, nói!”
Đoạn video quay lại cảnh một giáo viên tại trường Nhật ngữ đang xích và móc khóa vào thắt lưng của một du học sinh. Chưa rõ là còn có giáo viên nào khác đang đứng đó không, nhưng người xem có thể nghe thấy tiếng cười phát ra ở xung quanh. Đoạn video gây sốc này được quay vào tháng 10 năm ngoái và lan truyền trên mạng xã hội.“Sau khi bị xích, mặc dù em muốn đi vệ sinh nhưng thầy giáo không cho em đi, thầy đã cô túm quần áo em và kéo em đi. Em rất khổ tâm vì mình là con người nhưng cảm giác như bị đối xử như là động vật. Em đã nghĩ là mình không còn nhân quyền nữa”
Sau khi bị xích, mặc dù em muốn đi vệ sinh nhưng thầy giáo không cho em đi, thầy đã cô túm quần áo em và kéo em đi. Em rất khổ tâm vì mình là con người nhưng cảm giác như bị đối xử như là động vật. Em đã nghĩ mình không còn nhân quyền nữa.
Trần Mậu Hoàng
Người kể lại câu chuyện chính là Trần Mậu Hoàng, quốc tịch Việt Nam, cũng là người bị trói trong video. Hoàng vốn yêu thích xe ô tô của Nhật, nên đã bắt đầu theo học ở trường Nhật ngữ “Nishi Nihon Kokusai Kyouiku Gakuin (Học viện Giáo dục Quốc tế Nishinihon) ở quận Minami, thành phố Fukuoka từ năm 2020 với mong muốn sau này sẽ được làm việc liên quan đến ô tô tại Nhật Bản.
Trường học với “Sự sụp đổ của hệ thống giáo dục”, “Giáo viên hầu như không dạy gì”
Học viện Giáo dục Quốc tế Nishinihon được thành lập năm 1992 và có bề dày thành tích tiếp nhận sinh viên từ hơn 10 quốc gia, chủ yếu ở Châu Á. Với sức chứa khoảng 930 sinh viên, đây là trường Nhật ngữ với quy mô lớn nhất ở miền Tây Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với Hoàng, môi trường giáo dục khác xa với những gì cậu tưởng tượng.
Môi trường học không đảm bảo cho học sinh có thể tập trung học tập. Học sinh tự do đùa nghịch và ngủ gật trong lớp Thầy cô hầu như không dạy. Tôi học không nổi nên muốn chuyển trường.
Trần Mậu Hoàng
Về khía cạnh này, có những lời khai đối lập nhau. Một cựu giáo viên của trường được RKB phỏng vấn cho biết, “Có vẻ như các lớp học gần đây đã đào tạo học sinh khá tốt.” Các du học sinh khác cũng nói rằng “Đó là một ngôi trường tốt”, nhưng đối với Hoàng, lớp học giống như bức tranh phác họa “Sự sụp đổ của hệ thống giáo dục”.
Tuy nhiên, cậu có lý do không thể chuyển sang trường khác để thay đổi môi trường học tập. Hoàng cho biết nếu báo cho nhà trường nguyện vọng chuyển trường thì “chắc chắn sẽ gặp sự phản đối”. Bởi vì cậu đã nghe đàn anh kể về trải nghiệm bị ngăn cản chuyển trường bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Do đó, Hoàng đã nói dối với giáo viên rằng lý do cậu thôi học không phải vì chuyển trường. Điều này dẫn đến “vụ án xiềng xích” mà chúng ta đang bàn tới.
Buộc phải xuất trình hộ chiếu, bị xích lại khi nói muốn về nước
Khi tôi nói dối rằng ‘Tôi sẽ về Việt Nam ”, tôi được yêu cầu xuất trình thẻ cư trú, hộ chiếu, chứng minh thư. Tôi biết một số học sinh đã bị trục xuất về nước nên đã từ chối. Vì vậy, họ đã trói tôi bằng xích và nói hãy mau khai nơi tôi bảo quản giấy tờ ra.
Trần Mậu Hoàng
Điều Hoàng nhận lại sau cuộc hội thoại không chỉ là những lời lẽ mang tính hiềm khích. Cậu còn bị “trói buộc thân thể” bằng một ổ khóa và một dây xích. RKB đã cố gắng phỏng vấn các giáo viên đã giam giữ Hoàng. Tôi gọi điện thoại nhiều lần, nhưng không có ai ra nghe máy. Một luật sư có kinh nghiệm với những rắc rối liên quan đến du học sinh suy đoán về bối cảnh đằng sau động thái “sử dụng vũ lực” của nhà trường.
Nếu hơn 30% du học sinh đang theo học ở trường ở quá hạn lưu trú (cư trú bất hợp pháp), nhà trường sẽ không thể tiếp tục hành nghề với tư cách trường Nhật ngữ, có khả năng nhà trường đã nghĩ rằng việc du học sinh bỏ học ở trường Nhật ngữ và cư trú bất hợp pháp sẽ dẫn đến thiệt hại cho nhà trường. Tôi nghĩ việc họ xích học sinh lại như một hành vi cảnh cáo các học sinh khác xuất phát từ suy nghĩ không muốn giảm số du học sinh đang theo học tại trường.
Luật sư Ibusuki Shoichi
Nhà trường bị hủy bỏ giấy phép hành nghề, tư cách lưu trú của các học sinh đang theo học sẽ ra nào?
Sau khi xem xét tình hình và nhận thấy tính nghiêm trọng của vụ việc, Cục quản lý xuất nhập cảnh đã đưa ra lệnh xử phạt hành chính bằng việc không chấp nhận Học viện Giáo dục Quốc tế Nishi Nihon tiếp nhận sinh viên quốc tế trong vòng 5 năm tới. Họ đã phán xét hành vi các giáo viên khác không ngăn chặn việc Hoàng bị trói và tiếp tục theo dõi Hoàng cho đến ngày hôm sau sau khi cậu quay lại kí túc xá là hành vi vi phạm nhân quyền.
Chánh văn phòng Nội các Matsuno cũng cho biết trong cuộc họp báo, “Các vi phạm nhân quyền không bao giờ nên xảy ra, và Cục quản lý xuất nhập cảnh đã xử lý nghiêm minh về vấn đề này.” Cục Quản lý xuất nhập cảnh có kế hoạch hướng dẫn khoảng 630 sinh viên đang theo học tại Học viện Giáo dục Quốc tế Nishinihon để chuyển trường. Tuy nhiên, vị luật sư nói trên băn khoăn về việc chuyển trường này.
Cục quản lý xuất nhập cảnh cần xem xét lại biện pháp giải quyết vấn đề này. Nếu không có nơi nào nhận du học sinh, họ sẽ mất tư cách lưu trú với tư cách là sinh viên và sẽ phải trở về nước. Đó sẽ là một điểm rất bất lợi cho các du học sinh. Tôi nghĩ chúng ta nên thực hiện tất cả các biện pháp có thể để ngăn ngừa sự việc nói trên.
Luật sư Ibusuki Shoichi
Một số học sinh đang theo học đã cầu cứu về hoàn cảnh của họ.
Học sinh đang theo học”Khổ, thật sự tôi rất khổ luôn. Việc chuyển trường tốn rất nhiều tiền, có người hỗ trợ thì tốt thôi, nhưng không có ai hỗ trợ tôi cả”.
Nhà trường đưa ra ý kiến trên trang chủ "Đây là điều không được phép xảy ra"
Sau khi bị Cục quản lý xuất nhập cảnh đưa ra hình phạt, Học viện Giáo dục Quốc tế Nishinihon đã đưa ra bình luận sau trên trang web của mình.
“Là một tổ chức giáo dục, chúng tôi ý thức rằng không được phép để hành vi vi phạm nhân quyền xảy ra và nhìn nhận sự việc này rất nghiêm trọng. Sự việc này đã phá hỏng sự tin tưởng vào xã hội của người dân và nhà trường tuyệt đối không dung tha”
Dường như nhà trường coi sự việc như hành vi vô trách nhiệm của một cá nhân, nhưng tôi tự hỏi có thật là cơ chế quản lý của nhà trường không có vấn đề gì?
Khi tôi nhìn ngôi trường, ký ức bị xiềng xích và nỗi sợ lại trỗi dậy. Tôi thích Nhật Bản nên tôi muốn theo học ngôi trường khác và muốn học về việc tạo ra các bộ phận của xe ô tô, nhưng nói thật việc này khá khó. Tôi mong muốn tất cả các quy định của trường Nhật ngữ và việc giáo dục du học sinh sẽ thay đổi.
Trần Mậu Hoàng
Hoàng đã nộp đơn khởi kiện cho cảnh sát. Cậu ấy đã thay đổi tư cách cư trú của mình thành “Hoạt động được chỉ định” và tiếp tục sống ở Nhật Bản. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp cận mặt tối của hoạt động kinh doanh du học dựa trên lời khai của những người liên quan.
Nguồn: RKB毎日放送
Bài viết gốc