Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Sự gia tăng số lượng lao động người Việt tại Nhật Bản bắt nguồn từ một dịch bệnh

Năm 2020, có khoảng 440.000 lao động người Việt tại Nhật Bản. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thành cộng đồng người lao động nước ngoài lớn nhất tại đây.
52 người Việt Nam được một tàu chở hàng cứu nạn tại vùng biển Việt Nam đã tới cảng Nagoya an toàn. Hình ảnh một gia đình người Việt với gương mặt nhẹ nhõm. Ảnh chụp ngày 26/8/1982.
52 người Việt Nam được một tàu chở hàng cứu nạn tại vùng biển Việt Nam đã tới cảng Nagoya an toàn. Hình ảnh một gia đình người Việt với gương mặt nhẹ nhõm. Ảnh chụp ngày 26/8/1982.

Sự gia tăng nhanh chóng của những “người hàng xóm mới” của người Nhật bắt nguồn từ sự bùng phát của một bệnh truyền nhiễm.

Khởi nguồn của mối quan hệ Việt - Nhật

Mối quan hệ giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 8, khi một nhà sư Việt Nam sang Nhật Bản truyền bá Nhã nhạc.

Vào nửa cuối của thế kỷ 16, Hội An trở thành một địa điểm giao thương của Châu Ấn thuyền – một loại thuyền buồm thương mại của thời Mạc phủ Edo, và cũng là nơi sinh sống của một số người Nhật Bản thời kỳ đó. Hiện nay, dấu tích của người Nhật lúc đó vẫn tồn tại ở Hội An, mà “cầu Nhật Bản” là một ví dụ điển hình.

Cầu Nhật Bản tại Hội An
Cầu Nhật Bản tại Hội An

Những người tị nạn đầu tiên ở Nhật là người Việt Nam

Thế rồi khoảng 500 năm sau, người Việt Nam ở Nhật đã vươn lên trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai, sau Trung Quốc. Những đoàn người Việt Nam đầu tiên định cư tại Nhật là những người tị nạn, hay còn gọi là những “thuyền nhân” (boat people).

Tháng 4 năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc. Những người lo sợ chính quyền xã hội chủ nghĩa mới áp bức, hay những người bất an với nhà nước mới, đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Tháng 5 năm 1975, họ cập cảng Chiba đầu tiên. Năm 1978, Chính phủ Nhật Bản chính thức quyết định tiếp nhận người tị nạn. Kể từ đó, đã có khoảng 11.000 người tị nạn được tiếp nhận tại Nhật Bản, bao gồm cả người Campuchia, Lào, trong đó có khoảng 8.700 người là người Việt Nam.

Những người Việt Nam làm việc tại một nhà máy in ấn. Ảnh chụp ngày 1/7/1989 tại thành phố Yashio, tỉnh Saitama.
Những người Việt Nam làm việc tại một nhà máy in ấn. Ảnh chụp ngày 1/7/1989 tại thành phố Yashio, tỉnh Saitama.

Sau đó, nhiều người tị nạn sang châu  u và châu Mỹ, nhưng cũng có người tiếp tục ở lại Nhật Bản. Các cơ sở hỗ trợ định cư xuất hiện ở khắp Nhật Bản, ví dụ như thành phố Hamamatsu của tỉnh Shizuoka hay thành phố Ehime của tỉnh Hyogo. Hiện nay, cộng đồng người Việt ở các vùng lân cận của các cơ sở này vẫn còn sót lại.

Cho đến nay, dù đã là thế hệ thứ 2, thứ 3 sinh sống tại Nhật nhưng không ít người gặp khó khăn do các rào cản về ngôn ngữ và danh tính.

Thực tập sinh kỹ năng Việt Nam tăng đột biến

Đến những năm 2000, số lượng thực tập sinh kỹ năng bắt đầu tăng lên.

Theo Giáo sư Manjome Masao của Đại học Tokai, một người nghiên cứu sâu về vấn đề lao động nước ngoài, lý do cho sự gia tăng này là sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tại Trung Quốc vào năm 2003. Nhật Bản đã dừng tiếp nhận thực tập sinh từ Trung Quốc – vốn là quốc gia phái cử lượng thực tập sinh lớn nhất sang Nhật Bản. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước giờ phụ thuộc vào lực lượng lao động người Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, đã tìm đến Việt Nam.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hoạt động phái cử lao động ra nước ngoài vốn chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước, nay đã được mở rộng ra các công ty tư nhân. Các công ty phái cử, hay còn gọi là cơ quan xuất khẩu lao động, mọc lên ngày càng nhiều.

Năm 2016, số lượng thực tập sinh người Việt đã vượt qua Trung Quốc và đã lên tới hơn 200.000 người vào năm 2019. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, con số này giảm xuống còn 160.000 người, chiếm gần 40% tổng số người Việt tại Nhật Bản.

Thực tập sinh kỹ năng người Việt đang nghe bài giới thiệu về viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt tại thành phố Kimitsu, tỉnh Chiba, ngày 26/5/2022. Ảnh: Fujiwara Nobuo
Thực tập sinh kỹ năng người Việt đang nghe bài giới thiệu về viện dưỡng lão chăm sóc đặc biệt tại thành phố Kimitsu, tỉnh Chiba, ngày 26/5/2022. Ảnh: Fujiwara Nobuo

Các vấn đề tồn đọng

Tuy nhiên, bảo đảm nhân quyền cũng là một vấn đề nhức nhối. Rất nhiều doanh nghiệp tiếp nhận đối xử tốt với thực tập sinh, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp không trả lương đầy đủ hay bắt thực tập sinh làm thêm giờ.

Việc thực tập sinh phải vay mượn từ 500.000 yên đến 1 triệu yên (khoảng 90 triệu~180 triệu đồng) để sang Nhật làm việc không phải là hiếm. Vì không được chuyển việc nên dù môi trường lao động cực khổ, họ vẫn phải tiếp tục làm việc để có tiền trả nợ.

Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, vào tháng 3 năm nay, Nhật Bản đã nới lỏng các hạn chế nhập cảnh ứng phó với dịch COVID-19 và bắt đầu tiếp nhận thực tập sinh trở lại. Lượng thực tập sinh được tiếp nhận vào tháng 5 đạt ngưỡng cao nhất là 20.000 người, nhưng lại giảm còn một nửa vào tháng 6.

Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam thiếu nguồn nhân lực trong ngành sản xuất chế tạo, và Nhật Bản dần mất đi sức hấp dẫn về thu nhập do giá trị đồng yên giảm. Về phía Việt Nam, sự gia tăng của những bài báo chỉ trích điều kiện làm việc cực khổ của thực tập sinh cũng khiến các vấn đề liên quan được chú ý hơn, đây cũng là một lý do cho sự suy giảm này.

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review