Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Quỹ học bổng IMAYA dành cho 19 sinh viên y dược tại Việt Nam

Quỹ học bổng IMAYA hỗ trợ mỗi sinh viên khoảng 200 USD/năm (khoảng 5 triệu đồng) để “các em yên tâm học tập mà không phải lo về học phí”
Các sinh viên nhận được học bổng IMAYA và Chủ tịch Iwamoto (ngoài cùng bên trái) - Ảnh: The Daily Shinshunan
Các sinh viên nhận được học bổng IMAYA và Chủ tịch Iwamoto (ngoài cùng bên trái) - Ảnh: The Daily Shinshunan

Loạt bài “Việt Nam đã vượt qua dịch Covid-19” (16-20/9)
Tác giả: Yamakami Tatsuya – Ủy viên quản trị quỹ IMAYA

Người Việt Nam thường thức khuya dậy sớm. Trên phố, nhiều cửa hàng mở cửa tới tối muộn, rồi sáng sớm đã vang lên tiếng còi xe hối hả.

Chúng tôi ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn, theo kiểu tự chọn. Phở, món mỳ gạo đặc trưng của Việt Nam, và trứng ốp được đầu bếp nấu ngay trước mắt.

Hôm nay là một ngày quan trọng với quỹ IMAYA. Vì hôm nay IMAYA sẽ trao học bổng bằng tiền mặt cho các sinh viên ngành y và ngành dược của trường Đại học y dược Huế. 

Người đầu bếp đang làm món trứng ốp cho chúng tôi - Ảnh: The Daily Shinshunan
Người đầu bếp đang làm món trứng ốp cho chúng tôi - Ảnh: The Daily Shinshunan

Hành trình trao học bổng đến tay các sinh viên Việt Nam

Quỹ học bổng IMAYA hỗ trợ mỗi sinh viên khoảng 200 USD/năm (khoảng 5 triệu đồng). Đây được coi là khoản hỗ trợ y tế cơ sở do các thành viên của IMAYA đóng góp. Tới nay, IMAYA đã quyên góp và chuyển tiền học bổng vào tài khoản ngân hàng của trường Đại học Y dược Huế có tên là OGCDC (Quỹ tư vấn di truyền cho trẻ em khuyết tật). 

Thế nhưng, vài năm gần đây, các quy định về việc rửa tiền của ngân hàng ngày càng được thắt chặt, do đó các thủ tục gửi tiền cũng phức tạp hơn.

Các sinh viên nhận được học bổng IMAYA và Chủ tịch Iwamoto (ngoài cùng bên trái) - Ảnh: The Daily Shinshunan
Các sinh viên nhận được học bổng IMAYA và Chủ tịch Iwamoto (ngoài cùng bên trái) - Ảnh: The Daily Shinshunan

Chúng tôi đã trình bày sự việc với cơ quan tài chính và cho tới năm ngoái, chúng tôi vẫn có thể gửi tiền học bổng sang Việt Nam. Nhưng năm nay thì lại gặp trở ngại. Bất đắc dĩ, 4 người chúng tôi phải chia tiền học bổng ra và mang tiền mặt sang tận nơi cho các em sinh viên.

Khi ra khỏi Nhật Bản, bạn phải khai báo với Hải quan nếu mang theo tiền mặt nhiều hơn 1 triệu yên (khoảng 170 triệu).  Số tiền chúng tôi mang theo lần này chỉ thấp hơn con số đó một chút mà thôi. Còn khi nhập cảnh vào Việt Nam, bạn chỉ cần khai báo nếu bạn mang vào nhiều hơn 5.000 USD (gần 120 triệu đồng) và không giới hạn bạn mang vào bao nhiêu tiền. Và chúng tôi cũng không cần phải làm thủ tục gì ở khâu này.

Nhưng, đó không phải là tiền của chúng tôi, mà là số tiền học bổng quý giá dành cho các sinh viên y dược, những bác sĩ tương lai của Việt Nam. 4 người chúng tôi không rời khoản tiền đó nửa bước, giữ gìn cẩn thận còn hơn cả tiền của mình.

Học phí khi theo học khoa y và dược ở các trường đại học của Việt Nam thường rơi vào khoảng 200.000 yên (tương đương 35 triệu đồng) mỗi năm. Đối với sinh viên, khoản học bổng 30.000 yên (khoảng 5 triệu đồng) sẽ là nguồn tài chính quý giá để các em chi trả học phí. 

Ăn sáng xong, chúng tôi tới Nhà Hoa sen trong thành phố Huế do OGCDC quản lý, để gặp mặt và trao học bổng cho các em sinh viên.

Học kỳ mới ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 9. Có 13 trong số 19 sinh viên hiếu học đã tập trung tại hội trường. Các em cầm trên tay những tấm biển ghi tên người trao học bổng như “Quỹ Noriko”, “Quỹ Yano”…

Góp phần giúp sinh viên chuyên tâm học tập

Các em sinh viên đã bày tỏ lời cảm ơn tới ông Iwamoto Isao, Chủ tịch Quỹ IMAYA. “Nhờ có học bổng mà chúng cháu có thể chuyên tâm học hành và không phải lo lắng về học phí. Chúng cháu mong muốn tương lai sẽ trở thành các bác sĩ giỏi để đóng góp cho y tế của Việt Nam”, các em chia sẻ quyết tâm của mình.

Bản thân tôi cũng đã trao học bổng cho các em sinh viên nữ ở khoa y với “Quỹ Tatsuya” và vợ tôi trao học bổng cho các em sinh viên nữ ở khoa Dược với “Quỹ Miyuki”. Đáng tiếc là hôm nay có 2 em đang về quê ở Nghệ An nên vắng mặt. Tôi và vợ đã gửi lời nhắn cho các em qua OGCDC. 

Chị Morimasa và em sinh viên gặp nhau lần đầu tiên - Ảnh: The Daily Shinshunan
Chị Morimasa và em sinh viên gặp nhau lần đầu tiên - Ảnh: The Daily Shinshunan

Chị Morimasa Junko, một thành viên trong quỹ chúng tôi, hôm nay đã gặp em Nguyễn Thị Hậu (??) lần đầu tiên và trao tặng em “Quỹ Junko”. Chị Morimasa vừa ôm vừa khích lệ Hậu “Hãy cố lên nhé”, còn Hậu cũng bày tỏ lòng biết ơn chị Morimasa bằng câu nói “Cháu cảm ơn cô” bằng tiếng Anh.

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review