Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Chết đuối trong “im lặng”? Những rủi ro rình rập khi vui chơi dưới nước trong kì nghỉ hè

Bạn có biết rằng mọi người thường không lên tiếng (giữ im lặng) khi họ chết đuối? Gần đây, vấn đề này đã thu hút sự chú ý nhờ bộ truyện SPYxFAMILY.
Bạn có biết rằng mọi người thường không lên tiếng (giữ im lặng) khi họ chết đuối?
Bạn có biết rằng mọi người thường không lên tiếng (giữ im lặng) khi họ chết đuối? - Ảnh: NHK

Bạn có biết rằng mọi người thường không lên tiếng (giữ im lặng) khi họ chết đuối?

Gần đây, vấn đề này đã thu hút sự chú ý nhờ một bộ truyện tranh nọ.

Phân cảnh đuối nước trong SPYxFAMILY

SPYxFAMILY là một bộ anime nổi tiếng được chuyển thể dựa trên bộ manga cùng tên.

SPYxFAMILY kể về một gia đình chắp vá có một ông bố là điệp viên (Loid), bà mẹ sát thủ (Yor) và đứa con gái có năng lực đọc được suy nghĩ của người khác (Anya). Mọi thành viên đều che giấu bí mật của nhau và đóng vai một gia đình bình thường.

Vào tháng 6 năm nay, hashtag #phảnứngđuốinước đã lan truyền trên SNS cùng với tiêu đề của manga này.

Điều này xuất phát từ một cảnh xuất hiện trong tập 3.

Cảnh cậu bé bị đuối nước ở tập 3 SPYxFAMILY
Cảnh cậu bé bị đuối nước ở tập 3 SPYxFAMILY

Một cậu bé bị rơi xuống bể bơi, chìm xuống nước mà không thể kêu cứu nên người lớn ở gần đó cũng không để ý.

Sau khi các nhân vật chính tìm ra và giúp đỡ cậu bé, họ chỉ ra rằng đây là một hiện tượng gọi là “phản ứng đuối nước” (溺水反応). Và điều khiến mọi người bất ngờ là trẻ em khi đuối nước lại giữ im lặng.

Nghe nói, một biên tập viên đã người tình cờ phát hiện ra hiện tượng này khi anh đang nghiên cứu về việc nuôi dạy trẻ, sau đó đã nhiệt tình yêu cầu tác giả Tatsuya Endo vẽ vào truyện nhằm nâng cao nhận thức.

Im lặng khi bị đuối nước, nghĩa là gì?

Tôi đã nhờ một chuyên gia am hiểu về tai nạn trẻ em giải thích về vấn đề này.

Hình ảnh một người chết đuối trong phim thường la hét “cầu cứu” và phát ra tiếng động mạnh khiến người xung quanh chú ý, nhưng ngoài thực tế người chết đuối lúc này đang cố gắng hết sức để thở. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện ra rằng, những người bị chết đuối, đặc biệt là trẻ em, chúng không nhận thức được rằng chúng đang chết đuối.

Khi “biến mất” ở trên sông

“Con trai tôi lao xuống sông và chìm trong lặng lẽ. Sau đó hoàn toàn biến mất.”

Có một người phụ nữ đã giúp trẻ con thoát khỏi chết đuối hai lần. 

Lần thứ nhất cách đây khoảng 4 năm vào đầu tháng 8, khi con trai cô 3 tuổi.

Cô kể rằng, “Tôi luôn bắt con mặc áo phao khi chơi ở sông hoặc biển, nhưng lần này con xuống sông lúc người lớn đang bàn bạc về nơi để đồ đạc cũng như hành lí của các con. Một nữ y tá với kinh nghiệm về việc chết đuối trong im lặng, đã lập tức nhảy xuống sông và kéo con trai tôi lên.”

“Tôi vừa mất kiên nhẫn vừa sợ hãi. Thực sự không có âm thanh nào phát ra cả. Nước không có một tiếng động, mặt nước không gợn sóng. Tôi nghĩ sẽ không ai nhận ra nếu không chú ý đến nó.”

“May mà thằng bé không uống phải nước nên vô sự. Nó cũng có khóc, nhưng ngay sau đó thì lại bảo “Con muốn chơi” cứ như thể nó chẳng nhớ gì (về việc nó sắp chết đuối). Sau đó tôi phải nhắc nhở nó thường xuyên về rủi ro khi chơi dưới nước và phải hứa với tôi luôn mặc áo phao mỗi khi xuống nước.”

Một cậu bé chỉ lộ mỗi đôi mắt lên trên mặt nước biển

Lần thứ hai là một năm sau, vào mùa hè khi tôi đi tắm biển cùng với gia đình của bạn thân.

Khi tôi quan sát những đứa trẻ chơi đùa với người lớn từ bãi biển, tôi nhận thấy rằng con của một người bạn đang bị chìm xuống nước, chỉ để lộ đôi mắt.

“Đó là một cậu bé tầm tuổi lớp chồi mẫu giáo. Nó chỉ chằm chằm nhìn về phía chúng tôi mà không hề giơ tay lên, mặt nước cũng hoàn toàn không chuyển động. Mực nước lúc đấy cao gần bằng ngực của người lớn, đột nhiên miệng và mũi cậu bé bắt đầu chìm.

Thực ra, cậu bé mắc phải một chiếc móc câu trong áo phao, để lấy nó ra cậu phải tạm thời cởi áo phao để tháo ra. Trước khi người lớn nhận ra, cậu đã quay trở lại biển. Người lớn và những đứa trẻ khác ở gần đó không để ý nhưng tôi cảm thấy có thể cậu bé đang bị chìm xuống nước nên đã xuống biển cứu giúp. Khi tôi đưa lên bờ thì sắc mặt cậu bé trông xấu đi do uống nước biển, nên được bác sĩ trực thăng đưa đến bệnh viện. May mắn thay, cậu bé đã bình phục khi điều trị qua đêm.

“Tôi đoán có nhiều người nghĩ rằng người chết đuối sẽ khua khoắng tay chân trước khi chìm. Tuy nhiên, tôi muốn bạn biết sự thật là họ hoàn toàn chìm trong lặng lẽ. Giai đoạn này hay xảy ra tai nạn nên để phòng ngừa thì bạn có thể tham khảo.”

Trong một số trường hợp, dù lên tiếng nhưng vẫn không được chú ý

Một phụ nữ 21 tuổi từng bị chìm ở hồ bơi công cộng khi mới 10 tuổi cùng với chị gái, bạn bè và gia đình của cô. Lần đầu tiên bơi ở vực sâu mà chân cô không chạm tới đáy, tôi hoảng sợ vì nửa chừng không thể bơi được nữa.

Người phụ nữ cho biết: “ Tôi đạp xuống đáy, ngoi lên mặt nước, hít thở sâu và cố hét lên”cứu tôi” rồi sau đó tiếp tục chìm xuống, cứ thế nhiều lần. Em gái tôi ở cách đó 1-2 mét, 2 nhân viên cứu hộ cũng ở đó nhưng không hề nghe thấy tiếng tôi gọi.”

Sau đó, người phụ nữ được một người lớn đi cùng bế lên, mặc dù không bị thương nặng nhưng cô đã uống một lượng nước lớn và bị đau đầu dữ dội.

Cô cho hay: “Tôi nghĩ rằng tôi đã hét một cách tuyệt vọng, tôi tự hỏi tại sao không ai để ý đến tôi. Mặc dù còn nhỏ nhưng tôi sợ mình sẽ chết đuối ở đây.”

Các chuyên gia cho biết rất khó để phát hiện ra một người chết đuối.

Khi bạn la hét, không khí trong phổi được giải phóng ra ngoài và mất sức nổi khiến cơ thể chìm xuống, nếu bạn hét lên thì bạn sẽ uống nước và không thể phát ra âm thanh nên mọi người sẽ không để ý đến bạn. Khuôn mặt bạn méo xệch trông như đang cười nên có thể nghĩ họ rằng bạn đang đùa giỡn. Thông thường, bạn sẽ không thể biết ngay lập tức khi chỉ nhìn sơ qua, nhưng ví dụ nếu người đó đang ngập trong nước mà mặt lại hướng xuống mặt nước thì rất có khả năng họ đang ngộp nước.

Những nơi cần chú ý không chỉ biển và sông

“Ngay cả khi bạn bảo chúng đừng rời mắt khỏi bố mẹ thì chúng vẫn rời đi, vì vậy hãy cố gắng ở trong tầm tay của con bạn. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn phải có ý thức giảm thiểu nguy cơ đuối nước như đưa trẻ ra khỏi bồn tắm khi tự gội đầu và xả hết nước trong bồn tắm khi không sử dụng.”

Nếu có người bị chìm, hãy nhanh chóng kéo họ ra khỏi mặt nước .Và tôi muốn bạn đưa người đó đi hồi sức càng sớm càng tốt.

Dưới đây là quy trình sau khi rời khởi mặt nước theo do bác sĩ Nhi khoa Masahiko Sakmoto thuộc Trung tâm Y tế Saku cung cấp:

Quy trình sau khi rời khỏi mặt nước

  • Kiểm tra xem người đó có còn tỉnh hay không
  • Nếu người đó không tỉnh, hãy gọi thêm người và lập tức liên hệ với dịch vụ cấp cứu
  • Thực hiện xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo liên tục

Điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về hồi sức cho tim phổi. Có các khóa học sơ cứu của trạm cứu hỏa và các video đầy đủ trên Internet. Tôi nghĩ chúng ta nên biết điều này về phòng tránh trường hợp cần đến.

Nguồn: NHK
Bài viết gốc

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review