Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Khảo sát: Hơn 90% thực tập sinh đi Nhật trả phí môi giới cao hơn mức trần

Theo khảo sát được thực hiện từ tháng 1/2021~2/2022, thực tập sinh trước khi tới Nhật nửa năm sẽ phải vào trong các trung tâm đào tạo nội trú do công ty phái cử trong nước vận hành hoặc ủy thác và phải trả "phí thủ tục" bao gồm tiền học, ăn, ký túc xá,... Kết quả khảo sát về phí thủ tục của 166 người gồm cả nam lẫn nữ như sau.
Sơ đồ quan hệ giữa thực tập sinh, công ty phái cử, nghiệp đoàn và doanh nghiệp tiếp nhận
Sơ đồ quan hệ giữa thực tập sinh, công ty phái cử, nghiệp đoàn và doanh nghiệp tiếp nhận

Khảo sát bởi công ty AIC

Công ty hỗ trợ việc làm cho những người nước ngoài AIC tại thành phố Ina đã làm khảo sát về việc trả phí môi giới cho các công ty phái cử ở VN với đối tượng khảo sát là 332 người là TTS hoặc đã từng là TTS. Kết quả là có tới 300 người, tức hơn 90% số TTS VN phải trả phí môi giới vượt quá mức trần chỉ định do chính phủ VN đề ra là 42 man yên (~71 triệu VND).

Một số công ty phái cử muốn lấy nhiều đơn hàng từ Nhật nên đã đút lót và đối đãi đặc biệt với các nhân viên của nghiệp đoàn. Ở trong nước cũng có một số tay môi giới đứng giữa công ty phái cử và TTS, vì thế mà có trường hợp phí thủ tục bị độn lên bởi phí môi giới.

Số tiền trung bình là 68 man yên (118 triệu VND)

Trung bình số tiền phải trả là 68 man yên (~117 triệu VND), với nam là 72 man yên (~124 triệu VND), nữ là 65 man yên (~111 triệu VND). Nhiều nhất là 1 người đàn ông đã phải trả 150 man yên (~258 triệu VND). Có 60 người đã phải trả trên 100 man yên (~172 triệu VND), chỉ có 32 người trả số tiền trong phạm vi được chính phủ VN quy định.

Những người được khảo sát làm trong các ngành như xây dựng, sản xuất, nông nghiệp, dệt may,… mỗi tháng gửi về trung bình 10 man yên (~17,2 triệu VNĐ), đa số có phí sinh hoạt hàng tháng là 5~7 man yên (8,6~12 triệu VNĐ).

Theo giám đốc Kobayashi Katsuki, lý do công ty AIC làm khảo sát là vì “không thể làm ngơ trước vấn đề những thanh niên trên dưới 20 tuổi ôm một khoản nợ đến Nhật làm việc”. Ông bày tỏ “Tôi muốn những người liên quan như chủ sử dụng lao động nhìn vào hoàn cảnh của từng TTS và nhận ra sự tất yếu của việc sửa đổi chế độ này”.

Về chế độ TTS, chế độ này được thành lập vào năm 1993 với mục đích đóng góp quốc tế bằng cách chuyển giao các kỹ thuật công nghệ cho các nước đang phát triển. Thực tế, chế độ đang bị lên án vì đang trở thành biện pháp đảm bảo nguồn nhân lực giá rẻ cho ngành nông nghiệp – một ngành thiếu nhân lực. Những vấn đề như làm việc trong thời gian dài, trả thiếu lương, bỏ trốn,… liên tục xảy ra, dẫn đến sự ban hành của Bộ luật tối ưu hóa cho TTS vào tháng 11/2017 với mục đích bảo vệ TTS, chế độ kéo dài hạn visa tới 5 năm được sử dụng rộng rãi. Theo bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, tính đến thời điểm cuối tháng 10/2021, số TTS tại Nhật là 351.788 người, trong ddos người Việt chiếm nhiều nhất với 202.218 người.

Nguồn: 信濃毎日新聞

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review