Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Lương 4 triệu yên/năm nhưng nguồn nhân lực tốt nghiệp Đại học Bách Khoa vẫn không hài lòng và “rời xa Nhật Bản”

Kể từ nửa sau của những năm 2010, làn sóng thúc đẩy chuyển đổi số nổi lên mạnh mẽ. Đó cũng là lúc ngành công nghệ thông tin (IT) ở Nhật Bản đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Với nguồn nhân lực trẻ và tài năng, vai trò của Việt Nam trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những chia sẻ từ một vị tiến sĩ tại Hà Nội đã cho thấy một thực trạng khắc nghiệt, đó là ngay cả sinh viên Việt Nam vẫn có tâm lý “rời khỏi Nhật Bản”.

Đại học Bách Khoa là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của Việt Nam. Ở đây có những chương trình học tiếng Nhật và chương trình học IT với những tái hiện giống như ở Nhật. 

Nội dung bài giảng có phần tăng cường, nâng cao hơn so với chương trình học bình thường, nhưng các sinh viên vẫn rất quan tâm tới chương trình học này, bởi họ sẽ có cơ hội làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê, Phó Trưởng Bộ môn Công nghệ phần mềm đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn. “Sinh viên phải học tập hơn 1.000 giờ đồng hồ và chẳng có lợi ích gì khi học ở đây cả”, cô chia sẻ.

Giới kỹ sư IT ở Việt Nam có một nhận định chung là tiêu chuẩn tiền lương và giá đơn hàng của công ty Nhật Bản thấp hơn so với Mỹ. Giá đồng yên rẻ cũng khiến hình ảnh “Nhật Bản rẻ hơn” trong mắt người Việt. Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê bày tỏ quan ngại về sức hấp dẫn của Nhật Bản trong tương lai.

Ảnh: Internet

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực IT tiếng Nhật nhận được tài trợ từ ODA

Chương trình học này bắt đầu nhờ nguồn tài trợ từ ODA của Chính phủ Nhật Bản, nhưng được duy trì nhờ Sun Asterisk, một công ty chuyên phát triển hệ thống dịch vụ web có trụ sở tại Việt Nam với hơn 1.400 nhân viên. 

Gần như ngay sau khi thành lập công ty tại Tokyo, Sun Asterisk mở công ty pháp nhân tại Hà Nội vào năm 2013, tập trung vào các dịch vụ cho start-up tại Nhật Bản. Năm 2020, công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo Mothers.

Sun Asterisk tiếp quản chương trình học vào năm 2014. Từ ý tưởng “đào tạo nhân lực IT chất lượng cao biết tiếng Nhật”, công ty đã chuyển đổi mô hình từ việc du học sang làm việc tại Nhật Bản. Số sinh viên đăng ký chương trình học tăng chóng mặt. 

Đây là một chương trình học khá nặng, với tổng cộng hơn 1.000 giờ học, bao gồm 600 giờ học tiếng Nhật, 250 giờ học IT thực tiễn bằng tiếng Nhật, thêm 320 giờ học dành cho các sinh viên đã được tuyển dụng. Thế nhưng, chương trình học này vẫn thu hút không ít sinh viên.

Chất lượng sinh viên cực kỳ cao. Trường có những sinh viên thực tập từ xa cho Microsoft hay Meta. Anh Sanada Masashi, phụ trách chương trình đào tạo này cho biết, mặc dù sinh viên phải dành thời gian học tiếng Nhật, nhưng các bạn có điểm TOEIC khá cao, có bạn còn đạt 975 điểm.

Nguyễn Hải Dũng, sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành công nghệ blockchain, đang theo học chương trình này. Dũng đã được nhận vào làm việc tại một công ty fintech lớn của Nhật Bản. “Việc học ngoại ngữ không khó khăn gì, nên em thấy giờ học không vất vả như em nghĩ. Ngoài ra, khả năng tiếng Anh của em tốt hơn tiếng Nhật”, Dũng chia sẻ.

Công ty TNHH Sun Asterisk và Đại học Bách khoa Hà Nội đã thành lập "Trung tâm EdTech"

Một tương lai Nhật Bản rẻ hơn, và được trọng dụng ở Việt Nam

Mức lương mà phía công ty đưa ra khi muốn kết nối với sinh viên là 4,2 triệu yên/năm, khoảng 700 triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn có phụ cấp nhà ở, đi lại và chu cấp chi phí khi trở lại làm việc ở công ty chính. Có những công ty còn đưa ra mức lương là 7 triệu yên, gần 1,2 tỷ đồng. Nhưng CEO của Sun Asterisk, ông Kobayashi Taihei cũng thấy đau đầu về việc tuyển dụng nhân sự. “Trước đây, sinh viên thường lo lắng mức lương  của mình có lên tới 4 triệu yên hay không, còn bây giờ thì tâm lý lại là 4 triệu yên thôi sao. Quả thật mọi việc đã thay đổi quá nhiều trong vòng 10 năm nay”, ông cho biết.

Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê cũng chia sẻ ấn tượng của mình về Nhật Bản là đồ ăn ngon, chứ không phải mức lương hấp dẫn. Cô muốn đến Nhật vì anh trai đang ở đó mà thôi.

Ông Kobayashi nhận định “Trong vòng 5, 10 năm tới, nguồn nhân lực người Nhật sẽ rẻ hơn (nhân lực người Việt), và được công ty Việt Nam ưu ái hơn, thì cũng không có gì là lạ”.

Ông Kobayashi Taihei - CEO của Sun Asterisk. Ảnh: Internet
Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review