Ba thực tập sinh Việt Nam đang trồng rau trên cánh đồng gần Tòa thị chính tỉnh Nakatsugawa. Chủ nhân của cánh đồng là ông Mikihiko Ogiso (69 tuổi) sống gần đó. Vì cả ba muốn trồng rau nên tôi đã cho thuê cánh đồng đó. Ông Ogiso nói: “Tôi muốn làm gì đó cho những đứa trẻ rời xa quê hương để đến làm việc ở Nhật Bản” và ông vẫn tiếp tục giao lưu với những thực tập sinh bình thường như thế này.
Cơ duyên gặp gỡ
Ông Ogiso và ba người thực tập sinh gặp nhau vào khoảng ba năm trước. Mọi chuyện bắt đầu khi ông Ogiso đang làm việc trên cánh đồng lúa cạnh nhà thì ba người họ đi ngang qua và chào ông. Cả ba vui mừng khôn xiết vì được ông tặng cho họ rau mùi được trồng trên đồng ruộng. Kể từ đó, họ gặp mặt nhau nhiều lần và trở thành bạn bè.
“Đã có duyên quen biết nhau rồi tại sao chúng ta không thử làm một cái gì đó?”. Thế là ngày năm sau đó, ông Ogiso quyết định thuê một cánh đồng gần thành phố nơi ba người đang sống để họ có thể trồng rau theo sở thích của mình.
Hoạt động giao lưu
Năm nay, ngoài rau mùi, họ đã thử trồng thêm mướp, bí đỏ, dưa hấu,… Cả ba làm việc bằng liềm và cuốc do ông Ogiso đưa cho. Họ chủ yếu chăm sóc chúng vào cuối tuần khi được nghỉ việc, họ thu hoạch được rất nhiều.
Việc giao lưu không chỉ dừng lại ở cánh đồng lúa. Ông Ogiso nói:” Tôi muốn họ tận hưởng cuộc sống ở Nhật Bản. Tôi muốn họ tạo ra nhiều kỉ niệm đẹp ở Nhật Bản.” Vì vậy, ông đã cùng họ đến nghỉ dưỡng ở Magomejuku trên đường Nakayama, cùng nhau nghe biểu diễn đàn Nhật ba dây và đàn Koto. Có lần, ông được một người quen cho ba chiếc xe đạp, ông đã sửa và đem tặng cho ba người họ. Ông cười nói:” Không phải vì chúng nó yêu cầu, vì tôi nghĩ là sẽ tiện hơn nếu có xe đạp. Họ sẽ thích thú khi đi trên những chiếc xe đó.”
Mối quan hệ thân thiết với thực tập sinh
Khi ở độ tuổi khoảng 20, ông Ogiso đã điều hành một lớp dạy vẽ, để học vẽ ông đã đến Paris để du học. Nhìn lại lúc đó, ông nói: “Người dân địa phương rất tử tế với tôi”, “Nhìn ba người họ có vẻ cô đơn nên tôi muốn giúp họ”. Cho đến nay, ông cũng đã kết bạn với một thực tập sinh Trung Quốc hay đi ngang qua nhà ông, ông cũng đã dạy họ tiếng Nhật cho đến khi họ trở về nước.
Cả ba đều gọi ông Ogiso là “Miki-san”. Để ông Ogiso được vui, họ đã nhiều lần mời ông đến nhà và đãi ông những món ăn của Việt Nam. Chị Bồ Thị Ngọc cho biết: “Ông Miki rất thân thiện và tốt bụng”. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Virus Corona nên công việc ít dần đi, tiền lương giảm, đồng yên mất giá nên số tiền gửi về nhà cũng bị hao hụt. Tuy nhiên, chị Đào Thị Bích Ngọc (22 tuổi) nói chuyện bằng một khuôn mặt tươi cười: “Nhật Bản thật thú vị. Tôi rất hạnh phúc khi đến Nhật Bản.”
Cả ba sẽ sống ở Nakatsugawa cho đến tháng 3 năm sau. Việc cả ba sẽ về nước hay ở lại Nhật Bản vẫn chưa được quyết định, nhưng trong mọi trường hợp, cả ba dự định sẽ rời Nakatsugawa. “Tôi cảm thấy cô đơn,” Ông Ogiso nói. “Thật vui khi biết đến nhau. Tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc.” Sự giao lưu được sinh ra từ cánh đồng đã đơm hoa kết quả.