Dị ứng phấn hoa là một triệu chứng khởi phát khi niêm mạc mũi và mắt con người tiếp xúc với phấn hoa. Có khoảng 60 loại phấn hoa là nguyên nhân gây dị ứng nhưng thảm họa nhất là phấn của cây tuyết tùng. Một loài cây cực kì phổ biến và sẽ nở rộ vào dịp đầu mùa xuân. Vì số người dị ứng phấn hoa tại Nhật là rất lớn nên có rất nhiều lời phàn nàn của người dân đến chính phủ để tìm cách khắc phục, thậm chí một số còn kêu gọi… đốn hết cây tuyết tùng để ngăn ngừa hoàn toàn.
Và gần đây, tỉnh Saga đã công bố một nghiên cứu đặc biệt, điều mà họ đã thực hiện trong suốt 56 năm ròng. Họ đã thành công tạo ra một loại cây tuyết tùng có lượng phấn ít hơn một nửa và đặt tên cho chúng là “cây tuyết tùng Sagan”. Không chỉ có lượng phấn ít hơn 1/2, loại cây này có tốc độ phát triển nhanh hơn 1,5 lần, cho ra loại gỗ cứng hơn 1,5 lần so với cây truyền thống.
Được biết tỉnh Saga sẽ trồng 60.000 cây tuyết tùng Sagan vào năm 2023, và họ cũng ấp ủ rằng đang phát triển “siêu dự án” cây tuyết tùng không phấn hoa trong 10 năm tới. Hy vọng các nhà khoa học tỉnh Saga sẽ mau chóng phát triển và nhân rộng việc “triệt sản” cây tuyết tùng, để người dân Nhật Bản và người Việt không còn phải khổ sở với loại dị ứng phấn hoa quái đản này trong tương lai.