Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

THỐNG KÊ BẤT NGỜ CỦA NHẬT BẢN: SỐ LƯỢNG “NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI” ĐẠT MỨC CAO KỈ LỤC!

Trong năm 2023 vừa qua, số lượng "Người lao động cao tuổi" ở Nhật đạt mức 9.14 triệu người, một con số cao kỉ lục. Nhưng "Người lao động cao tuổi" nghĩa là gì? Và vì sao con số này lại tăng cao đến như vậy tại Nhật Bản?

“Người lao động cao tuổi” –  là một khái niệm để nói về những người tuy đã già, trên 65 tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục tìm việc và làm việc. Theo thống kê mới nhất thì tại Nhật, ở độ tuổi 65 – 69 thì cứ 2 người sẽ có một người chọn tiếp tục đi làm. Ở độ tuổi 70 – 74 cứ 3 người sẽ có một người tiếp tục trở thành “người lao động cao tuổi”.

Lý giải cho việc tiếp tục đi làm dù tuổi cao, có đến 41.9% người cao tuổi cho rằng họ đi làm để duy trì sinh kế, 38% cho rằng họ đi làm để duy trì sức khỏe, 32.5% cho rằng họ đi làm vì muốn được kết nối với xã hội. Con số thống kê này thể hiện một thực trạng ở Nhật Bản rằng, chi phí vật giá tăng cao khiến nhiều người không còn cảm thấy mức lương hưu sẽ đủ để trang trải cho cuộc sống của họ. 

 

Ảnh: Internet

 

Bên cạnh đó thì điều này cũng phản ánh thực trạng thiếu lao động trầm trọng tại Nhật. Các công ty không thể thuê được lao động trẻ, phải tìm cách thuê những người lớn tuổi làm việc bán thời gian. Người lao động lớn tuổi thì cũng mong muốn tìm kiếm các công việc nhẹ nhàng, ít áp lực và phù hợp với sức khỏe hơn. Các yếu tố trên dẫn đến một hệ quả là số người lao động cao tuổi tại Nhật cứ thế tăng liên tục trong suốt 20 năm ròng.

Xét về khía cạnh tích cực, việc những người cao tuổi tiếp tục lao động đang đem đến sự đóng góp cho xã hội Nhật Bản. Họ cũng tìm được cho mình những mục đích sống lành mạnh, tăng cường tương tác với xã hội. Việc một đất nước có dân số già như Nhật Bản, lại có một lực lượng lao động “lão niên” cao kỉ lục khiến nhiều người vửa cảm thấy đáng mừng, vừa cảm thấy đáng lo.

 

Ảnh: Internet
Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review