Notice: Undefined index: options in /mnt/shared-stack/plugins/elementor-pro/3.15.0-cloud1/modules/theme-builder/widgets/site-logo.php on line 192

Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Vì sao nhà sản xuất tất lâu đời tại Saga thu hút nhiều người Việt Nam?

Thị trấn Kohoku nằm ở miền Trung của tỉnh Saga. Với dân số chưa tới 10.000 người, đây là một thị trấn yên bình. Có một số doanh nghiệp nhỏ và vừa của thị trấn tiếp nhận thực tập sinh người Việt.
Chủ tịch Iida và các thực tập sinh Việt Nam - Ảnh: Oda Hajime
Chủ tịch Iida và các thực tập sinh Việt Nam - Ảnh: Oda Hajime

Trong số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, lao động người Việt chiếm số lượng đông nhất.

Dù môi trường làm việc khắc nghiệt đang trở thành vấn đề nhức nhối, nhưng vẫn có ngày càng nhiều các cựu thực tập sinh gắn bó với Nhật Bản. (Oda Hajime)

Thực tập sinh Việt hỗ trợ Tất Iida tuyển dụng

Thị trấn Kohoku nằm ở miền Trung của tỉnh Saga. Với dân số chưa tới 10.000 người, đây là một thị trấn yên bình. Có một số doanh nghiệp nhỏ và vừa của thị trấn tiếp nhận thực tập sinh người Việt.

“Tất Iida” là một công ty sản xuất tất lâu đời. 20 năm trước, ông Iida Seizo (hiện 80 tuổi) đã quyết định tiếp nhận thực tập sinh vì gặp khó khăn trong việc thu hút nhân lực trẻ người Nhật.

Không kể khoảng thời gian ảnh hưởng do dịch COVID-19 thì mỗi năm công ty đều tiếp nhận khoảng 10 thực tập sinh. Hầu hết là nữ, ở độ tuổi 20, 30. Sau khi kết thúc thời hạn làm việc, họ giới thiệu công việc cho chị em, người thân, bạn bè. Chị Nguyen Thi Thuy (??) (32 tuổi) là một nhân vật quan trọng của mạng lưới cựu thực tập sinh này.

Chị Nguyen Thi Thuy, thực tập sinh tại công ty Tất Iida - Ảnh: Oda Hajime
Chị Nguyen Thi Thuy, thực tập sinh tại công ty Tất Iida - Ảnh: Oda Hajime

Chị Thuy sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn. Khi học đại học tại Hà Nội, chị biết đến công ty Tất Iida từ một người bạn đã từng làm ở đây. Cảm thấy học trên lớp không đủ, chị nghỉ học và xin vào làm ở công ty này.

Đến năm thứ 3, khi sắp kết thúc thời hạn hợp đồng thực tập sinh, chị bắt đầu hẹn hò với một đồng nghiệp.

Tháng 2/2014, chị về nước. Tháng 9 cùng năm, chị kết hôn và quay lại Nhật 3 tháng sau đó. Bốn năm trước, chị sinh con trai đầu lòng. Hiện tại, hai vợ chồng chị đang làm cùng một công ty. Với khả năng tiếng Nhật thành thạo, chị đã tích cực hỗ trợ công ty Iida tuyển dụng thực tập sinh.

Các thực tập sinh được hỗ trợ đời sống

Các thực tập sinh ở trong ký túc xá của công ty nên tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Nhờ vậy, họ có thể trả được khoản nợ khổng lồ mà họ phải vay mượn để sang Nhật. Không những thế, họ còn tiết kiệm thêm khoảng 2 đến 3 triệu yên (tương đương 360 triệu đến 540 triệu đồng). 

Chị thường xuyên ghé qua ký túc xá, lắng nghe tâm sự của thực tập sinh, dẫn họ đi mua sắm. Chị cũng tư vấn thêm cho các cựu thực tập sinh muốn quay lại Nhật Bản. Chị cũng quan tâm tới các hoạt động giao lưu với người dân địa phương.

Các thực tập sinh tập trung tại tiệc sinh nhật chủ tịch Iida Seizo - Ảnh: Asahi GLOBE+
Các thực tập sinh tập trung tại tiệc sinh nhật chủ tịch Iida Seizo - Ảnh: Asahi GLOBE+

Chị Tran Thi Thu Ha (??) (32 tuổi) là thực tập sinh ở công ty Tất Iida, sau khóa của chị Thuy. Sau khi về nước, chị kết hôn. Tuy nhiên, chị khao khát muốn quay lại Nhật Bản làm việc. Nhờ người quen của chị Thuy, chị đã theo học tại một trường Cao đẳng ở Fukuoka. Sau khi tốt nghiệp, chị làm việc tại một tổ chức quản lý chuyên về tư vấn tiếp nhận thực tập sinh.

Chị đã đưa con gái sang Nhật với mình, sau một thời gian nhờ bố mẹ chăm sóc. Chị vừa cười vừa chia sẻ: “Con gái tôi nói tiếng Việt sõi lắm”.

Luong Thi Huong Ngat (??) là người cùng quê với chị Thuy và vào công ty làm việc sau chị Thuy 2 khóa. Ngày 21/8, chị cùng đồng nghiệp là anh Oishi Ryohei  tới gặp Chủ tịch Iida để thông báo về lễ cưới.

Năm 2017, Ngat hoàn thành chương trình thực tập sinh và trở về Việt Nam. Sau đó, chị quay lại Nhật để du học vì chị “muốn sống ở Nhật Bản bởi Nhật Bản rất an toàn”. Ngat theo học tại cùng trường Cao đẳng với chị Ha và quen nhau ở nơi làm thêm của Ngat. 

Oishi cười nói: “Ngat rất tiết kiệm nên tôi toàn bị cô ấy mắng là không được lãng phí”. Họ đặt mục tiêu mở một quán ăn ở Nhật Bản.

Góc nhìn về chế độ TTS từ chủ tịch Iida

Chủ tịch Iida đánh giá chế độ thực tập sinh mà người ta cứ hay nói là chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển rất thiếu thực tế. Ông Iida nhấn mạnh sự cần thiết trong việc xem xét lại chế độ tiếp nhận, ví dụ như “nên tuyển người lao động trực tiếp” hay “nên cho phép thực tập sinh chuyển việc”. 

Ông cũng chia sẻ rằng công ty quan tâm đến các thực tập sinh  sau khi họ về nước và chú trọng vào việc giảng dạy tiếng Nhật. Bởi họ có thể nhận được lương cao nếu làm giáo viên tiếng Nhật hay vào làm tại các công ty Nhật Bản. Bên cạnh đó, công ty cũng thường tổ chức đi du lịch, để các thực tập sinh có thể trải nghiệm trong thời gian ở Nhật Bản.

Chủ tịch Iida và các thực tập sinh Việt Nam - Ảnh: Oda Hajime
Chủ tịch Iida và các thực tập sinh Việt Nam - Ảnh: Oda Hajime

Hai năm trước, công ty xây một khu ký túc xá dành cho các thực tập sinh đã kết hôn. Đó là khu ký túc xá có 6 căn hộ, với một khu vườn nhỏ có thể trồng rau. Ông Iida chia sẻ: “Các thực tập sinh đã đóng góp lớn cho công ty chúng tôi”. Vì vậy, công ty sẽ luôn cố gắng xây dựng một môi trường sống ổn định cho thực tập sinh. Điều đó khiến công ty được biết đến nhiều hơn và tiếp tục thu hút người lao động có nhu cầu làm việc.

Trong 20 năm qua, công ty đã tiếp nhận tổng cộng 208 thực tập sinh. Trong đó, có 3 người nghỉ việc mà không báo cáo và hơn 15 năm nay thì chưa có trường hợp nào tương tự. Cộng đồng người Việt đang ngày càng phát triển và hòa nhập vào xã hội Nhật Bản.

Nguồn: Asahi GLOBE+
Bài viết gốc

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review