Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Thế giới của phiên dịch tư pháp mà người Nhật không biết

Phiên dịch tư pháp bị cho là “Lãng phí tiền thuế”, bị đồng hương phỉ báng là “Tai mắt của cảnh sát" nhưng đó là công việc quan trọng và có ích cho Nhật Bản.

Phiên dịch tư pháp xuất hiện khi người nước ngoài phạm tội.

Có người cho rằng công việc này “Lãng phí tiền thuế” và bị người đồng hương là “Tai mắt của cảnh sát ”. Tuy nhiên, đây lại là công việc quan trọng và có ích cho Nhật Bản.

Vào cuối tháng 10, đã xảy ra một cuộc ẩu đả giữa một nhóm người Nepal và một nhóm người nước ngoài khác tại khu vực trung tâm thành phố gần ga JR Otsuka. Hai người Nepal bị thương và nhóm nước ngoài bỏ trốn. Cảnh sát cho biết họ đang điều tra đây là án mạng gây thương tích.

Có lẽ tiếp theo là lượt của phiên dịch tư pháp. Tuy nhiên, phiên dịch viên pháp lý này có thể không quen thuộc với người Nhật.

Phiên dịch tư pháp là gì?

Nhiều người nước ngoài không có năng lực tiếng Nhật để trả lời các cuộc điều tra nếu họ phạm tội hoặc bị buộc tội. Vì vậy phải cần đến phiên dịch tư pháp.

Các đồn cảnh sát, văn phòng công tố và tòa án, cũng như các luật sư bào chữa, đều yêu cầu thông dịch viên cho các ngôn ngữ được yêu cầu. Điều này cũng đúng trong các tòa án dân sự.

Trong lĩnh vực này, nhu cầu về tiếng Việt hiện nay đặc biệt cao. Năm 2019 xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến người Việt Nam, như số vụ trộm cắp do người Việt Nam thực hiện nhiều nhất nếu xét theo quốc tịch. Do đó, số lượng yêu cầu phiên dịch viên tiếng Việt ngày càng tăng nhanh.

Vì lý do đó mà công ty phiên dịch và dịch thuật mà tôi điều hành, gần đây rất khó tìm được thông dịch viên tiếng Việt. Tiếng Việt có thể nói là một trong những ngôn ngữ thiếu nguồn lực nhất hiện nay.

Vai trò của phiên dịch tư pháp

Nhân tiện, tôi cũng đã làm việc với tư cách là thông dịch viên pháp lý trong khoảng 10 năm kể từ khoảng năm 1995, và đã chứng kiến ​​“hiện trường ” nhiều tội ác khác nhau của cư dân Trung Quốc tại Nhật Bản. Hiện tại, tôi đang giới thiệu trải nghiệm quý giá của mình trong thời gian đó trên báo Nikkan Gendai, và đã nhận được phản hồi rất lớn.

Thời nay các cuộc thẩm vấn đang được trực quan hóa (được ghi lại và quay video) nên chắc mọi người khó mà hình dung được rằng vào thời điểm đó, các thám tử đập bàn để đe dọa họ, hoặc mời họ thuốc lá, hạt hướng dương (món ưa thích của người Trung Quốc) và cà phê đóng hộp. Có khá nhiều nghi phạm đã bị “hạ gục hoàn toàn” bằng cách “sử dụng kẹo và roi da” (cách sử dụng hình ảnh bóng bẩy, mang nghĩa vừa đe dọa vừa dụ ngọt).

Điểm nổi bật trong kỹ năng của phiên dịch tư pháp là vừa giữ lập trường trung lập, thay vì nói với thám tử ở ngôi thứ ba thì vẫn phiên dịch ở ngôi thứ nhất với nhịp độ phù hợp và lắng nghe phản ứng của kẻ tình nghi.

Vào thời điểm đó, người ta cho rằng phiên dịch tư pháp có vai trò quan trọng đến nỗi “Các vụ việc liên quan đến người nước ngoài có được giải quyết thuận lợi hay không là dựa vào phiên dịch tư pháp ”.

Tôi đã làm việc với một niềm tự hào và một cảm giác tuyệt vời về những điều mà tôi đã đóng góp cho Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khoảng 10 năm, tôi rút lui khỏi thế giới này.

Khó khăn khi là một phiên dịch viên pháp lý

Có hai lý do.

Lý do đầu tiên là việc sửa đổi Luật Quản lý xuất nhập cảnh năm 2006.

Trước đó, nhiều tội phạm Trung Quốc đã quay trở lại Nhật Bản và liên tục phạm tội trộm cắp ngay cả sau khi bị kết tội và bị trục xuất. Tuy nhiên, có dự đoán cho rằng tội phạm Trung Quốc sẽ ít có khả năng phạm tội hơn do việc sửa đổi luật yêu cầu người nước ngoài nộp dấu vân tay và ảnh chụp khuôn mặt của họ.

Hai là do bình luận đăng trên một tờ báo của một cựu sĩ quan công an “đang hoạt động” với tư cách là nhà văn và giảng viên.

Người đã từng làm việc tại đồn cảnh sát và trở thành điều tra viên phiên dịch, đã hỏi: “Tại sao anh lại trả nhiều tiền như vậy để giúp đồng hương của tội phạm kiếm chác sinh lời?” Ý người đó muốn nói rằng các phiên dịch viên pháp lý có quốc tịch nước ngoài là một sự lãng phí tiền thuế, nhưng điều này khiến tôi tức giận và nghĩ rằng đã đến lúc.

Giải quyết tội phạm người nước ngoài cần có người nước ngoài

Phiên dịch pháp lý là một công việc rất khó khăn. Có khi bị nghi phạm nói “Ráng mà lựa lời nói cho hay ho với cảnh sát đấy”, cũng có khi bị chính cộng đồng đồng hương phỉ báng “Là tai mắt của cảnh sát”.

Tuy nhiên, như tôi đã viết ở trên, để giải quyết thuận lợi vấn đề phạm tội của người nước ngoài thì không thể thiếu các phiện dịch tư pháp. Số lượng và kỹ năng của phiên dịch viên trong ngành công an còn thiếu, có nhiều tình huống chúng tôi không thể xử lý các vụ việc nếu không có phiên dịch viên pháp lý tư nhân, đặc biệt là phiên dịch viên từ quốc gia đó.

Trong một số trường hợp, hoạt động như vậy có thể khiến nghi phạm thú nhận hoặc rút ra thông tin quan trọng một cách nhanh chóng. Nên chẳng những không lãng phí mà còn khá tiết kiệm tiền thuế.Do tính chất công việc, các phiên dịch tư pháp  hành nghề hiếm khi lên tiếng trên các phương tiện truyền thông.

Đó là lý do tại sao tôi muốn gửi đến họ những lời chúc tốt đẹp nhất, đồng thời lo lắng về tội ác của người nước ngoài, tôi cũng muốn mọi người ở Nhật Bản biết rằng những người này đang cố gắng nỗ lực hết sức mình.

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review