Notice: Undefined index: options in /mnt/shared-stack/plugins/elementor-pro/3.15.0-cloud1/modules/theme-builder/widgets/site-logo.php on line 192

Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

“Tòa án phân biệt đối xử với người nước ngoài” – người Việt Nam vô tội bị giam hơn 300 ngày

Người đàn ông này đã bị giam giữ hơn 300 ngày. Điều này là không có sự chấp nhận của thẩm phán cho bảo lãnh ra ngoài. "Đây là hành vi phân biệt đối xử với người nước ngoài", luật sư bào chữa Cho Seiho bức xúc chia sẻ.
Trước cửa nhà giam Tokyo (東京拘置所). Ảnh: ARINOKI
Trước cửa nhà giam Tokyo (東京拘置所). Ảnh: ARINOKI

Một người đàn ông Việt Nam (lãnh đạo công ty) đã bị cáo buộc các tội danh như lừa đảo tiền hỗ trợ của chính quyền thủ đô Tokyo trong khi nhà hàng của người này không chấp hành các biện pháp đối phó với vi-rút corona chủng mới đó là rút ngắn thời gian kinh doanh. Tòa án quận Tokyo (Thẩm phán Takashi Sakakibara) đã ra phán quyết trắng án đối với cáo buộc lừa đảo này.

Người đàn ông đã bị giam giữ hơn 300 ngày. Điều này là do người này không được cho phép bảo lãnh ra ngoài. “Đây là hành vi phân biệt đối xử với người nước ngoài”, luật sư bào chữa Cho Seiho bức xúc chia sẻ. Chúng tôi đã hỏi luật sư Cho tại sao lại người này lại không được chấp nhận cho bảo lãnh ra ngoài.

Luật sư biện hộ Cho Seiho. Ảnh: Bengo4.com
Luật sư biện hộ Cho Seiho. Ảnh: Bengo4.com

Người được tin tưởng làm thủ tục đăng ký không phải là "cố vấn thuế" (税理士)

Người được tuyên trắng án tội lừa đảo là anh Nguyễn Duy Đông, 39 tuổi, quốc tịch Việt Nam.

Theo bản án, anh Đông đến Nhật Bản năm 2005, tốt nghiệp một trường đại học ở Tokyo. Sau khi trải qua công việc điều hành một quán mì ramen, anh đã thành lập công ty vào năm 2015. Anh cũng bắt đầu mảng kinh doanh mới đó là tuyển những du học sinh từ Việt Nam và giới thiệu họ cho các trường học của Nhật Bản.

Mặc dù anh ấy có thể nói chuyện bằng tiếng Nhật, nhưng khả năng đọc và viết tiếng Nhật còn chưa vững.

Không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, anh Đông đã làm quen với một anh tên là A. Anh A tự xưng rằng mình đang làm chức “trưởng phòng kiểm toán ở một văn phòng cố vấn thuế.”

Vì nghĩ rằng anh A là “cố vấn thuế” nên anh Đông đã bỏ tiền ra để nhờ anh A làm thủ tục khai thuế và các thủ tục xin cấp phép khác nhau cho cửa hàng mà mình đang điều hành.

Nhà hàng bị cáo buộc như trên được khai trương vào năm 2017. Do sự lây lan của dịch bệnh vi-rút corona chủng mới, sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố vào năm 2020, nhà hàng đã tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian.

Vào thời điểm đó, anh Đông xem được tin tức nói rằng có những chế độ như tiền trợ cấp duy trì kinh doanh của chính phủ và tiền hỗ trợ thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm của chính quyền thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, anh Đông không biết về các điều kiện để được hưởng trợ cấp nên đã trao đổi với anh A. Anh A nói rằng mình có thể làm thủ tục đăng ký trợ cấp nên anh Đông đã bỏ tiền ra để nhờ anh A.

Tuy nhiên, nhà hàng của anh Đông đã không đáp ứng các điều kiện để nhận tiền hỗ trợ từ chính quyền thủ đô Tokyo vì không thực hiện các biện pháp như rút ngắn thời gian kinh doanh trong khoảng thời gian quy định.

Ảnh: イグのマスタ / PIXTA

Vào tháng 3 năm 2021, anh Đông bị bắt giữ vì tình nghi vi phạm luật xuất nhập cảnh sau khi để hai nhân viên người Việt Nam làm công việc không phù hợp với tư cách cư trú của họ. Sau khi được bảo lãnh, vào ngày 8/6/2021, anh Đông bị bắt vì nghi ngờ lừa đảo, bao gồm lừa đảo tiền hỗ trợ của chính quyền thủ đô Tokyo.

Luật sư Cho cho biết anh Đông đã thừa nhận hành vi vi phạm luật xuất nhập cảnh, tuy nhưng anh ngạc nhiên tột độ khi bị bắt vì tội lừa đảo. Điều này là do anh không nghĩ đến việc nhà hàng không đáp ứng các điều kiện hưởng trợ cấp.

Đó không phải là điều duy nhất khiến anh ta bị sốc. Hóa ra người có chứng chỉ cố vấn thuế là bố của anh A, còn bản thân anh A không có chứng chỉ này.

Hơn nữa, việc anh A không chuyển số tiền nhận được từ anh Đông đến văn phòng cố vấn thuế cũng được làm sáng tỏ. Được biết, anh A có một khoản nợ lớn do chơi cờ bạc, mỗi tháng đều ngập đầu vì phải hoàn trả khoản nợ.

Bị từ chối bảo lãnh và bị giam giữ hơn 300 ngày

Anh A, người mà anh Đông đã tin tưởng, không phải là “cố vấn thuế”. Anh Đông đã phải đối mặt với một sự thật gây sốc như vậy, tuy nhiên một hiện thực khắc nghiệt hơn còn chờ đợi anh.

Đối với vụ vi phạm luật xuất nhập cảnh, anh Đông đã được chấp nhận bảo lãnh ở giai đoạn đầu, tuy nhiên đối với vụ nghi ngờ lừa đảo thì cho dù có yêu cầu bao nhiêu lần đi chăng nữa thì cũng không được chấp nhận bảo lãnh ra ngoài.

Cuối cùng việc bảo lãnh cũng đã được chấp nhận vào khoảng 10h tối ngày 28/4/2022. Anh Đông đã bắt tàu điện một mình từ trại tạm giam để trở về nhà nơi gia đình đang đợi. Thời hạn tạm giam tính từ ngày 9/6/2021 là hơn 300 ngày. Nguồn thu nhập bị ngưng lại, cuộc sống gia đình cũng bị ảnh hưởng.

Ảnh: ABC / PIXTA

Người phụ trách vụ án, ngoài luật sư Cho. còn có thêm luật sư Hattori Keiichirou và luật sư Suzaki Yuri, tổng cộng là 3 người. “Vụ án này cũng là một trường hợp bị từ chối bảo lãnh, vốn dĩ những vụ án như thế này phải được bảo lãnh ra ngoài ngay sau khi bị khởi tố”, luật sư Cho cho biết.

Vây tại sao lại không được bảo lãnh ra ngoài trong một thời gian dài như vậy? Trong giấy quyết định từ chối bảo lãnh có ghi là “có nguy cơ tiêu hủy chứng cứ phạm tội”, tuy nhiên luật sư Cho nói rằng, “Tôi chỉ có thể nghĩ là thẩm phán giống như đang nói rằng ‘vì là người nước ngoài nên không cho bảo lãnh’”.

Vì thời gian lưu trú của anh Đông là đến tháng 7 năm nay nên anh có tư cách lưu trú hợp pháp ở Nhật Bản vào thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo lãnh. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với luật sư, thẩm phán liên tục lo ngại về khả năng gia hạn tư cách lưu trú và nguy cơ anh Đông bỏ trốn do sắp hết thời hạn lưu trú. Đúng là có khả năng thời hạn lưu trú sẽ không được gia hạn do vi phạm luật xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, ngay cả khi không có tư cách lưu trú thì cũng nên được chấp nhận cho bảo lãnh. Chỉ vì có khả năng không gia hạn được thời gian lưu trú mà cho rằng "cứ giam giữ cũng được" thì không hợp lý chút nào. Tôi đã nhấn mạnh rằng đó không phải là phân biệt đối xử đối với người nước ngoài hay sao.

Luật sư đã đề xuất với thẩm phán là thu giữ hộ chiếu của anh Đông, nhưng thẩm phán đã hoàn toàn không nghe theo và tiếp tục từ chối đơn yêu cầu bảo lãnh.

Đến tháng 4 năm nay, tình hình đã thay đổi. Vị thẩm phán tiền nhiệm đã được điều chuyển, và thẩm phán mới là thẩm phán Sakakibara đưa ra tuyên bố trắng án.

Buổi chất vấn bị cáo ban đầu dự kiến vào tháng 3 đã diễn ra vào ngày 27/4, ngay sau đó luật sư nộp đơn yêu cầu bảo lãnh, và hoàn toàn khác với lần trước, lần này đơn đã được chấp nhận.

Gặp bất lợi chỉ vì là “người nước ngoài”

Vào ngày 5/7, anh Đông bị kết án 6 tháng tù giam, 2 năm án treo và bị phạt 300.000 yên vì vi phạm luật xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, anh không bị kết tội lừa đảo, do phía công tố viên không kháng cáo nên bản án được đưa ra cuối cùng vào ngày 20/7.

Hiện tại, anh Đông đang đàm phán với Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản Để để có thể ở lại Nhật Bản, đồng thời tiến hành các thủ tục yêu cầu bồi thường hình sự. Số tiền bồi thường hình sự được trả tương ứng với số ngày bị tạm giam, nhiều nhất là 12.500 yên mỗi ngày.

Tuy nhiên, luật sư Cho cho rằng số tiền bồi thường hình sự cũng là một vấn đề bởi “người nước ngoài có xu hướng bị cắt giảm tiền”.

“Bồi thường hình sự là số tiền bồi thường cho việc chính phủ tiếp tục giam giữ một người bị oan sai, tuy nhiên cũng có trường hợp người nước ngoài bị rơi vào tình thế bất lợi. Tôi cảm thấy rằng có sự khác biệt về số tiền bồi thường giữa người Nhật và người nước ngoài dù cả hai ở trong trường hợp giống nhau.

Ví dụ, có một người nước ngoài mang chất kích thích từ Đông Nam Á đến Nhật Bản, bị bắt và bị khởi tố vì tình nghi buôn lậu, đã bị tạm giam vài năm và được xử trắng án. Trong trường hợp đó, có không ít thẩm phán không đưa ra mức bồi thường đầy đủ vì những lý do như “vật giá ở Đông Nam Á rẻ” hay “họ không thể kiếm được 12.500 yên mỗi ngày ở Nhật”. Tùy từng vụ mà có trường hợp chỉ đưa ra mức bồi thường là 8.000 yên/ngày.

Đối với trường hợp của anh Đông là một người đã sống ở Nhật Bản lâu năm, tôi nghĩ số tiền bồi thường về cơ bản là tương đương với người Nhật, nhưng quả thật là vẫn có khả năng bị cắt giảm”.

Ảnh: ky74n / PIXTA

Trong nhiều năm xử lý nhiều vụ án liên quan đến người nước ngoài, luật sư Cho-người đã tận mắt chứng kiến sự khắc nghiệt và phi lý của các thủ tục tư pháp hình sự của Nhật Bản đối với người nước ngoài, không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh. Trong một số phiên tòa diễn ra bởi phiên dịch không chính xác, ngay cả sau khi được tuyên vô tội, có những người nước ngoài vẫn bị giam giữ trước khi bắt đầu xét xử phúc thẩm.

Ở nước ngoài cũng có những người bày tỏ sự nghi ngờ về chế độ tư pháp hình sự của Nhật Bản. Trong vụ án của Carlos Ghosn, vấn đề 人質司法 (tạm dịch: công lý dành cho con tin) của Nhật Bản đã thu hút sự chú ý và bị phê phán bởi một số kênh truyền thông nước ngoài.

Luật sư Cho nói rằng, bất kỳ ai cũng có khả năng thể dính líu đến vụ án hình sự, kể cả đó là sự nhầm lẫn. “Nếu chúng ta bỏ qua việc người nước ngoài bị đối xử bất công chỉ vì họ là người nước ngoài, thì số người nước ngoài muốn đến Nhật Bản sẽ giảm mất”, ông chia sẻ.

Sơ lược tiểu sử của Luật sư Cho Seiho

Đăng ký tư cách luật sư năm 2008. Thành viên Hiệp hội Luật sư Daini Tokyo. Công tác tại văn phòng luật sư Kollect Arts. Chuyên biện hộ hình sự, tập trung vào các  phiên tòa của bồi thẩm đoàn và các vụ án phủ nhận cáo buộc. Ngoài công việc giảng viên tại Học viện Kỹ thuật Pháp lý Tokyo, ông còn tham gia giảng dạy với tư cách một giáo viên thực hành tại khoa Nghiên cứu Pháp luật của trường Cao học Waseda.

Nguồn: Công ty Bengo4.com
Bài viết gốc

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review