Kênh thông tin Việt Nam - Nhật Bản
ベトナム・日本総合情報チャンネル

Osechi – Bữa ăn ngày Tết của người Nhật

Giống như Việt Nam ta vào mỗi dịp Tết sẽ có những món ăn như thịt mỡ dưa hành, bánh chưng bánh dày thì người Nhật cũng mừng ngày Tết của họ bằng Osechi Ryori.
Cũng giống như Việt Nam ta vào mỗi dịp Tết sẽ luôn có những món ăn truyền thống như thịt mỡ dưa hành, bánh chưng bánh dày hay mâm ngũ quả thì người Nhật cũng mừng ngày Tết của họ bằng Osechi Ryori.
 
Osechi bao gồm các món ăn mang nhiều ý nghĩa cầu phúc và điềm lành được bày biện khéo léo trong hộp tráp Jubako – hộp đựng thức ăn giống với bentou nhưng có nhiều ngăn và có nắp đậy, được dùng riêng cho Osechi. Với hơn 10 nguyên liệu cầu kỳ, bắt mắt, Osechi còn có những câu chuyện và ý nghĩa đằng sau nó.

Món ăn nguội để giảm tải nấu nướng

Osechi bắt nguồn từ thời Heian (794-1185) khi người Nhật thực hiện những lễ cúng Gosekku cho các vị thần, đánh dấu sự chuyển giao giữa các mùa theo niên hiệu truyền thống Trung Hoa. Một năm sẽ có 5 nghi lễ Gosekku nhưng quan trọng nhất vẫn là ngày đánh dấu sự bắt đầu của Năm Mới..

Cho đến thời Edo (1603-1868), bữa ăn này đã được thực hành phổ biến trên khắp Nhật Bản đi kèm với nhiều niềm tin. Vào ngày đầu tiên của Năm Mới, bất kỳ công việc nào – kể cả nấu ăn – đều nên tránh. Có giả thuyết cho rằng các vị thần không nên bị quấy rầy bởi âm thanh nấu nướng. Hoặc đơn giản vì đây là dịp quây quần của gia đình nên những bà nội trợ cũng phải được nghỉ ngơi và tận hưởng một kỳ nghỉ xứng đáng. Vậy nên, ngoại trừ món súp Zoni ăn kèm phải hâm nóng thì các món còn lại trong Osechi đều dùng nguội để giảm tải việc nấu nướng.

Jubako - “Hạnh phúc chồng hạnh phúc”

Jubako – tráp sơn mài được dùng riêng cho Osechi – có chức năng giống với hộp đựng cơm Bento nhưng cầu kỳ, sang trọng với nhiều ngăn. Từng món ăn nhỏ thuộc Osechi cũng được sắp xếp trong Jubako theo quy định truyền thống. Tráp Jubako được xếp thành 2-5 tầng với ước nguyện nhiều tầng hạnh phúc cũng như may mắn sẽ chất chồng lên nhau. Theo thứ tự từ trên xuống, tầng thứ nhất (ichi no juu) gồm những món ăn nhẹ, tầng thứ hai (ni no juu) gồm những món khai vị, tầng thứ ba (san no juu) gồm những món nướng với nguyên liệu hải sản – đại diện cho “niềm hạnh phúc từ biển cả” và tầng thứ tư (yo no juu) gồm các món rau – đại diện cho “niềm hạnh phúc từ núi”. Lưu ý rằng người Nhật gọi tầng thứ tư là “yo no juu” thay vì “shi no juu” vì chữ “shi” có cách phát âm giống với “死” (tử). Tầng năm sẽ được để trống như một cách để nhận sự ban phước và thịnh vượng của các vị thần.

Số món ăn trong một hộp Osechi sẽ không cố định và thông thường người Nhật sẽ chọn 5, 7 hoặc 9 loại khác nhau để mang lại vận may vì những con số trên được xem là những con số may mắn. Nghe thật là kỳ công phải không nào? Hãy cùng đi sâu hơn vào tên gọi và ý nghĩa của từng món ăn thường có trong set Osechi ở những ảnh tiếp theo nha.

Các món ăn thường có trong Osechi

Mục lục

Cùng chuyên mục

HONTO News

HONTO Review