Sự ra đời của Omamori
Lịch sử về Omamori ít được tìm thấy trong những ghi chép cổ. Có lời đồn rằng, bùa Omamori ra đời vào thời Heian (khoảng 1000 năm trước). Tại thời điểm đó, chùa chiền và đền thờ phát triển mạnh ở Nhật Bản nên những người phụng sự cho đền thờ bắt đầu đi vòng quanh quốc gia để thu nạp thêm nhiều tin đồ hơn. Tuy nhiên, phương tiện giao thông lúc bấy giờ rất hạn chế nên việc đi lại càng thêm khó khăn, vất vả. Vì vậy, Omamori đã được họ mang theo bên mình để cầu bình an và nhận được sự che chở của thần linh trên suốt chuyến đi.
Ngày trước, bùa được làm từ gỗ hoặc giấy nhưng cho đến nay, loại bùa phổ biến nhất là dạng túi gấm có dây treo, bên trong có lót giấy hoặc bông. Bên ngoài túi gấm sẽ được thêu tên bùa cùng những hoạ tiết bắt mắt khác. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng bùa là một vật linh thiêng nên hãy chọn bùa dựa trên ước nguyện, mong muốn của bạn thay vì chỉ chọn vì ngoại hình xinh xắn của lá bùa nhé.
Những loại Omamori phổ biến
Những lưu ý khi sử dụng Omamori
Thông thường, mọi người thường hay mang bùa bên mình để bùa phát huy hết công dụng. Đối với bùa an toàn giao thông, tốt nhất nên treo bùa lên những phương tiện bạn dùng để đi lại. Nếu đặt bùa ở nhà, hãy chọn những nơi cao và sạch sẽ để thể hiện sự kính trọng đối với thần linh.
Người Nhật tin rằng nếu bùa bị mở ra sẽ không còn linh nghiệm nữa nên tuyệt đối đừng làm vậy nhé!
Bùa không có hạn sử dụng nên bạn có thể mang tấm bùa nhiều năm. Tuy nhiên, nhiều người sau 1 năm sẽ đổi lá bùa để xua đi vận rủi của năm trước. Trước khi đổi, bạn không được vứt bùa vào thùng rác vì đây là hành động bất kính với thần linh. Hãy đem bùa đến đền thờ nơi bạn đã xin và đốt bùa, sau đó mang về tấm bùa mới.